Kết quả tìm kiếm cho "bờ rạch Ông Chưởng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 329
Trong những ngày diễn ra Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân An Giang đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng với cả nước chung sức, đồng lòng, quyết tâm giải phóng quê hương, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển, cùng với trợ lực từ trên, Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Phú Tân đã đoàn kết, nỗ lực, không ngừng phát huy tinh thần lao động, sáng tạo để cù lao hôm nay khang trang hơn, tươi đẹp hơn.
57 tù chính trị, với vũ khí thô sơ và ý chí sắt đá, đã lập nên kỳ tích chiếm tàu địch, vượt biển trở về với cách mạng trong một kế hoạch được nung nấu suốt một năm trời.
Đặc thù huyện Phú Tân là địa bàn cù lao có nhiều kênh rạch tự nhiên, nhiều cây cầu ván nhỏ hẹp đến nay đã xuống cấp, trở ngại cho việc đi lại của người dân. Trong bối cảnh ngân sách đầu tư hàng năm còn hạn chế, địa phương đã vận động nhiều nguồn lực đóng góp. Nhờ đó, số lượng cầu nông thôn tăng lên theo thời gian, tạo niềm phấn khởi cho người dân và khởi sắc cơ sở hạ tầng.
Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Châu Phú lần thứ XXIII năm 2025 diễn ra từ ngày 18 - 21/3/2025 (nhằm 19 - 22/2 âm lịch) tại đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) với nhiều hoạt động lễ hội phong phú, nhằm giáo dục thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ công lao của tiền nhân, lan tỏa giá trị “hào khí Bảy Thưa”.
Chương trình chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chăm lo an sinh xã hội, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Qua đó, giúp cải thiện điều kiện sống của gia đình chính sách, hộ nghèo và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo động lực cho người dân vươn lên.
Chiều 27/2, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Đặng Thị Hoa Rây đến dự Lễ khởi công xây dựng nhà Đại đoàn kết thuộc chương trình chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 trên địa bàn xã Phú Hữu (huyện An Phú).
Hy sinh anh dũng đã 57 năm, nhưng tấm gương đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Riêng luôn được lớp hậu sinh khâm phục, noi theo.
Mặc dù không sôi động như trước, nhưng vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, các bếp của làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên) cũng bắt đầu đỏ lửa ngày đêm để kịp các đơn hàng. Đây là mùa vui nhất trong năm của những người thợ từng gắn bó với nghề bánh tráng truyền thống mấy chục năm qua.
Theo chủ trương chung của tỉnh, mỗi năm, từng huyện, thị xã, thành phố chọn 1 đơn vị cấp xã tổ chức “Tết quân - dân”, tập trung toàn bộ nguồn lực để chăm lo cho địa phương ấy từ vật chất đến tinh thần. Năm nay, TP. Long Xuyên chọn tập trung nguồn lực về cho phường Mỹ Phước - phường nội ô văn minh đô thị của thành phố.
Năm nào cũng vậy, khoảng đầu tháng 12 âm lịch, gia đình ông Trần Tấn Minh (sinh năm 1967, ngụ ấp Vĩnh Trung, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn) lại tất bật chăm lo công đoạn cuối cùng cho nhiều loại hoa bán dịp Tết, thấp thỏm chờ người đặt mua.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.